Nhiều nước đã cho xây dựng các casino tại các quốc gia
của họ. Nó khiến các nhà phân tích cho thấy thị trường vể các nơi tổ chức các
game đánh bài và các game đánh bài online này đang trở nên sôi động hơn tại các nước Châu Á
Một sòng bạc trị giá 4 tỷ USD sẽ mọc lên từ khu đất khai
hoang ở vịnh Manila, Philippines trong tương lai gần. Tại Hàn Quốc, các
nhà đầu tư nước ngoài sẽ khởi công một sòng bạc nghỉ dưỡng ven biển.
Ở rìa phía đông của Nga, giới chức cũng lên kế hoạch mở một khu nghỉ
dưỡng với mục đích thu hút các tay có máu cờ bạc người Trung Quốc.
Những dự án này là một phần trong làn sóng xây dựng các
sòng bài khắp châu Á, nơi mà các chính phủ đang nỗ lực phát triển
các thị trường du lịch nhằm thu hút những người châu Á ngày càng trở
nên giàu hơn và thích đánh bạc. Chúng là những khu nghỉ dưỡng xa hoa, cao
cấp theo phong cách Las Vegas. Các dự án này muốn có được thành công của Ma
Cau - sòng bạc lớn nhất thế giới, và Singapore - nơi hai sòng bạc đầu
tiên thu về chừng 6 tỷ đô la mỗi năm sau khi khai trương vào năm 2010.
Sự bùng nổ casino cho thấy sự tăng trưởng kinh tế nhanh
chóng đang thúc đẩy nền công nghiệp sòng bạc ở châu Á, nơi có hàng
triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu nhờ những khoản thu nhập tăng
dần. Những khoản thu nhập này cho phép họ du lịch và giải trí nhiều
hơn. Tuy nhiên, sự bùng nổ của sòng bạc cũng khiến tranh cãi về các tệ nạn
xã hội và những lợi ích kinh tế của ngành công nghiệp cờ bạc trở nên “nóng”
hơn.
"Chắc chắn thành công của Macau đã châm ngòi cho một phản ứng
dây chuyền đối với làn sóng xây sòng bạc ở châu Á tại khu vực", ông
Francis Lui, Phó chủ tịch Ban điều hành sòng bạc Galaxy Macau Entertainment,
phát biểu. "Sau thành công của Macau và Singapore, chúng ta thấy nhiều
quốc gia đang đánh giá những lợi ích và thiệt hại của việc thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế bằng công nghiệp cờ bạc".
“Trong tương lai, số lượng các sòng bạc trong khu vực châu Á
sẽ tăng”.
Lợi nhuận mà các sòng bạc tạo ra sẽ vô cùng lớn. Sau khi Macau
kết thúc giai đoạn độc quyền (chỉ cho phép người địa phương kinh doanh sòng
bạc) trong 4 thập kỷ và cho phép các công ty cung cấp dịch vụ cờ bạc từ
nước ngoài như Las Vegas Sands, Wynn Resorts hay MGM Resorts International
tham gia thị trường, cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha ở rìa phía nam của Trung
Quốc nhanh chóng vượt qua Las Vegas Strip để trở thành thị trường đánh bạc lớn
nhất thế giới.
Các công ty nước ngoài đã tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ ở
Macau - nơi từng “nổi tiếng” bởi những sòng bạc cũ kỹ, sơ sài và không phục vụ
bữa ăn - bằng cách xây dựng các tổ hợp đánh bạc hào nhoáng nhằm thu hút
tầng lớp người giàu tại Trung Quốc đại lục. Năm ngoái, thành phố với
dân số vỏn vẹn 500.000 người Macau đã thu về khoản tiền 33,5 tỷ USD từ các
sòng bạc.
Tại Singapore, Marina Bay Sands và Resorts World Sentosa, hai sòng
bạc có trị giá hơn 10 tỷ đôla, đã và đang đẩy quốc gia này tới vị thế thị
trường đánh bạc lớn thứ hai trên thế giới.
PricewaterhouseCoopers, tập đoàn kiểm toán lớn nhất thế giới, dự
đoán thị trường cờ bạc châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng gấp đôi - từ mức
34,3 tỷ USD vào năm 2010 lên 79,3 tỷ USD vào năm 2015, vượt qua Mỹ. Mức tăng
trưởng của thị trường Mỹ là từ 57,5 tỷ USD lên 73,3 tỷ USD trong cùng giai
đoạn.
Một số dự án đang được lập ra hoặc thực thi trên khắp châu Á đang
giúp dự đoán của PWC trở thành hiện thực.
Nagacorp, công ty điều hành song bạc duy nhất ở thành phố Phnom
Penh, có ý định đầu tư 369 triệu USD để mở mang cơ ngơi bằng cách xây thêm các
khách sạn và trung tâm mua sắm. Công ty sắm những chiếc xe buýt được trang bị
ghế mát xa để phục vụ những con bạc từ Việt Nam.
Việt Nam sẽ có khu nghỉ dưỡng kiêm sòng bạc đầu tiên vào năm sau.
Asian Coast Development, một công ty Canada, sẽ xây một tổ hợp năm sao mang
nhãn hiệu MGM trên bãi biển miền Nam của Việt Nam. Tổ hợp này là một phần trong
dự án phát triển du lịch nhằm vào du khách nước ngoài.
Ngay cả Vladivostok, thành phố cảng trên bờ Thái Bình Dương của
Nga, cũng có ý định kinh doanh sòng bạc. Hồi tháng 5 giới chức thành phố công
bố kế hoạch mời các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng một khu giải trí với tối
thiểu 12 sòng bạc để thu hút người Hoa và người dân từ các nước Bắc Á. Theo dự
đoán của các nhà tư vấn, sau khi quá trình xây dựng hoàn tất, doanh thu hàng
năm của khu giải trí có thể đạt 5,2 tỷ USD.
Tranh cãi lợi và hại
Tranh cãi về kinh doanh cờ bạc ở Nhật Bản đã diễn ra trong nhiều
năm. Các nghị sĩ muốn hợp pháp hóa dịch vụ sòng bạc bởi họ cho rằng đó là một
cách kích thích kinh tế và thúc đẩy du lịch sau thảm họa hạt nhân và sóng thần
vào tháng 3 năm ngoái.
Nhưng một bộ phận dân chúng không tin rằng cờ bạc sẽ mang tới lợi
ích kinh tế cho Nhật Bản. Hiện tại người dân xứ sở hoa anh đào đã được phép cá
cược đua ngựa, đua thuyền, đua xe đạp.
“Nếu sòng bạc xuất hiện tại Nhật Bản, chúng sẽ hủy hoại đất nước”,
nhà văn Ken Wakamiya, một người phản đối hoạt động cờ bạc, phát biểu.
Ông Wakamiya chỉ ra rằng pachinko, một trò chơi có thưởng, là một
trong những hình thức cờ bạc phổ biến nhất ở Nhật Bản. Nó là trò chơi yêu thích
của những người nghèo. Kết quả là phần lớn họ trở nên nghèo hơn.
“Cho phép sòng bạc hoạt động tại Nhật Bản là một kế hoạch bòn rút
tiền của người dân. Đó là hành động điên rồ”, Wakamiya nói.
Một cuộc tranh luận tương tự cũng diễn ra tại đảo Đài Loan. Chính
quyền đảo cấm sòng bạc, nhưng cho phép chúng hoạt động ở các đảo xa nếu người
dân trên các đảo đó đồng tình. Hồi tháng 7, người dân trên đảo Matsu chấp thuận
để sòng bạc hoạt động tại đây. Trong tương lai dân đảo Matsu sẽ chứng kiến sự
ra đời của sòng bạc đầu tiên tại Đài Loan.
Một số quốc gia coi Singapore là một hình mẫu lý tưởng về việc cho
phép kinh doanh cờ bạc mà không gây nên hậu quả phụ. Chính phủ Singapore cho
phép hai khu nghỉ dưỡng - sòng bạc hoạt động nhằm biến nước này thành điểm cờ
bạc và du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên, giới chức cũng thực thi những biện pháp
nghiêm khắc nhất châu Á nhằm kiểm soát tội phạm có tổ chức và thói nghiện cờ
bạc.
Những tay môi giới – đối tượng dẫn dắt người giàu tới sòng bạc
nhưng cũng có mối liên hệ với tội phạm có tổ chức – không được phép hành nghề
tại Singapore. Các nhà làm luật cũng đề ra mức phạt cao đối với những người
điều hành sòng bạc nếu họ phạm luật. Ngoài ra, mức phí vào cửa sòng bạc đối với
người dân Singapore khá cao – 81 USD. Chính phủ cũng cấm những người phá sản
hay nhận trợ cấp xã hội vào sòng bạc.
Bất chấp những biện pháp đó, phần lớn những con bạc nghèo vẫn
thường xuyên đánh lớn.
“Công nghiệp cờ bạc không phải lĩnh vực tạo ra những sản phẩm hay
dịch vụ có giá trị gia tăng. Do đó nó sẽ tác động rất nhỏ tới sự phát triển của
nền kinh tế tương lai. Nó không đóng góp vào việc mở rộng năng lực của nền kinh
tế hay dẫn tới sự ra đời của các kỹ thuật hay dịch vụ mới”, Vincent
Wijeysingha, người quản lý tài chính của đảng Dân chủ tại Singapore, phát biểu.
Tại Philippines, những người đứng đầu Giáo hội Cơ đốc phản đối dự
án xây dựng sòng bạc - khu nghỉ dưỡng trị giá 4 tỷ USD. Chính phủ hy vọng dự án
sẽ biến một khu đất trên vịnh Manila thành một nơi giống như “thiên đường cờ
bạc” Las Vegas ở Mỹ. Luật pháp cho phép người dân đánh bạc từ năm 1977, song
phần lớn sòng bạc ở Philippines có quy mô nhỏ và kinh doanh manh mún.
Tại Hàn Quốc, Universal và hai công ty khác đang lập kế hoạch xây
các khu nghỉ dưỡng trong một đặc khu kinh tế gần sân bay Incheon và đảo
Yeongjong. Lee Woo-hyung, giám đốc bộ phận văn hóa và du lịch của đặc khu kinh
tế Incheon, cho biết, ba công ty này sẽ động thổ vào tháng 9/2013.
Một bộ phận giới quan sát lo ngại những sòng bạc tại Incheon không
thể cạnh tranh được với Macau, nơi thu hút những dòng người dường như bất tận
từ Trung Quốc.
Bắc Kinh tỏ ra thoải mái khi để cho những người giàu thử vận may
bằng cờ bạc ở Macau, đặc khu hành chính của Trung Quốc. Nhưng rất có thể người
Trung Quốc sẽ không đi nước khác đánh bạc nếu nước đó có tranh chấp với họ.
Giới chuyên gia nhận định thái độ của Trung Quốc sẽ quyết định khả năng thành
công của ngành kinh doanh cờ bạc ở một nước bất kỳ tại châu Á.